Nám da là tình trạng diễn ra phổ biến ở các chị em phụ nữ trong độ tuổi từ 30 – 50 tuổi. Có rất nhiều cách để điều trị nó. Tuy nhiên, làm sao để điều trị tận gốc thì lại là một vấn đề nan giải. Cách điều trị tốt nhất hiện nay chính là sử dụng laser. Đây là phương pháp được đánh giá hiệu quả, có khả năng điều trị triệt để, không tái phát và nhanh chóng.
Một số thông tin về tình trạng nám da
Nám là gì?
Nám da là tình trạng rối loạn tăng sắc tố da, xuất hiện khi sắc tố Melanin sản sinh quá mức. Từ đó, dẫn đến hình thành các mảng hoặc đốm sẫm màu. Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ (AAD) cho biết: 90% người bị nám là phụ nữ, chỉ 10% trường hợp gặp ở nam giới. Độ tuổi xuất hiện nám ở phụ nữ khoảng 30 – 50 tuổi. Nám xuất hiện nhiều nhất ở vùng mặt như: trán, gò má,… Số ít xuất hiện ở cổ hoặc cánh tay.
Nguyên nhân gây nên tình trạng nám da
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nám da. Để điều trị nám hiệu quả, chúng ta cần phải tìm ra nguyên nhân cốt lõi gây nên tình trạng này. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra cho bạn một số nguyên nhân gây nên nám da. Nám da xuất hiện bởi các yếu tố nội sinh và ngoại sinh, cụ thể như sau:
Nguyên nhân nội sinh:
- Do nội tiết tố thay đổi: phụ nữ mang thai, sản phụ sau sinh, người đang điều trị bằng các thuốc nội tiết hoặc sử dụng thuốc tránh thai, người mắc bệnh về buồng trứng hoặc bệnh nội tiết tại tuyến giáp,… là những nguyên nhân gây nám da;
- Nhiễm độc các thành phần hóa chất chứa trong mỹ phẩm như chì, thủy ngân, corticoid,…;
- Do làn da đã bước sang giai đoạn lão hóa;
- Tâm trạng lo âu, căng thẳng kéo dài;
- Do cơ địa.
Nguyên nhân ngoại sinh:
- Bị mắc bệnh lý viêm, dị ứng da tại chỗ, nhiễm trùng, nhiễm độc,…;
- Tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời: trong ánh nắng chứa rất nhiều các tia bức xạ như tia UVB, UVA thường kích thích các tế bào hắc tố da, nhất là trên những loại da dễ bị dị ứng do hóa chất sẽ dẫn tới rối loạn sắc tố da, đẩy nhanh tiến trình lão hóa, nám da thậm chí là ung thư da;
- Chế độ ăn uống thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết như chất xơ, vitamin C từ hoa quả tươi,…
Các ưu và nhược điểm khi trị nám bằng laser
Trị nám bằng laser là gì?
Trị nám bằng laser là phương pháp điều trị nám hiệu quả nhất hiện nay. Phương pháp này sẽ sử dụng một loại thiết bị cầm tay có khả năng tạo ra tia laser để chiếu lên da. Mỗi công nghệ laser sẽ có bước sóng phù hợp riêng. Năng lượng của laser sẽ phá hủy sắc tố melanin tích tụ dưới da và đào thải ra ngoài theo cách tự nhiên. Bên cạnh đó, tia laser còn kích thích tái sinh tế bào da, sản sinh collagen giúp da trở nên căng mịn hơn. Theo các chuyên gia da liễu, phương pháp này mang đến hiệu quả rõ rệt sau 3 – 6 tháng điều trị.
Hiện nay, có nhiều công nghê laser có khả năng điều trị nám hiệu quả. Chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một công nghệ đó chính là Spectra Laser Toning. Công nghệ này được đánh giá là hiện đại, tối ưu trong việc trị nám.
>> Xem thêm: https://ncmedical.vn/spectra-xt-tri-nam-tan-nhang/
Ưu điểm
- Có thể lấy đi các hắc tố melanin nằm sâu dưới da mà không gây tổn thương ở các mô lành.
- Điều trị triệt để các đốm nám, tàn nhang, đồi mồi và vết thâm do mụn để lại.
- Hỗ trợ làm giảm nhăn và cải thiện độ đàn hồi, trẻ hóa làn da sau liệu trình trị nám.
- Thu nhỏ lỗ chân lông và giảm sẹo rỗ.
- Cải thiện làn da bị thâm đen, sạm màu và không đều màu.
- Làm trắng da mặt và căng đẹp hoàn hảo, tươi mới làn da, căng mịn.
- An toàn cho da, không mất thời gian nghỉ dưỡng.
- Hiệu quả lâu dài, thời gian điều trị nhanh chóng, an toàn cho người điều trị, ngăn ngừa tình trạng nám quay trở lại.
Nhược điểm
Bên cạnh một loạt những ưu điểm kể trên, điều trị nám bằng laser cũng sẽ có những nhược điểm nhất định.
Đầu tiên, chính là việc phải chăm sóc và bảo vệ da kĩ càng. Khi điều trị nám bằng laser, các tế bào cũ sẽ bị phá hủy, sản sinh ra tế bào mới. Chính vì thế, khi vừa điều trị xong, các lớp tế bào này sẽ còn hơi yếu, chưa đủ khả năng chống chọi với tia cực tím của mặt trời. Các bạn sẽ phải che chắn rất kỹ khi đi ra ngoài đường. Yêu cầu tối thiểu mà các bạn phải thực hiện chính là bôi kem chống nắng và cấp ẩm đủ cho da.
Nhược điểm thứ 2 là có thể xuất hiện tình trạng rát da. Sau khi điều trị, có thể sẽ xuất hiện tình trạng ngứa rát, ửng đỏ. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ biến mất sau vài giờ đồng hồ nên bạn không phải lo lắng quá nhé.
Những lưu ý sau khi trị nám bằng laser
Việc chăm sóc da sau khi điều trị là rất quan trọng. Đây là yếu tố quyết định rằng việc điều trị có thực sự hiệu quả lâu dài hay không. Để tình trạng nám da không tái phát, các bạn sẽ cần tuân thủ một số lưu ý sau đây:
-
Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm có tính acid mạnh
Sau khi điều trị, lớp da của chúng ta sẽ khá mỏng và yếu. Sản phẩm có acid mạnh sẽ khiến bào mòn da, tăng tình trạng ngứa rát hơn.
-
Không được bỏ qua bước dưỡng ẩm
Laser tác động khiến hàng rào tự nhiên bảo vệ da tạm thời ảnh hưởng khiến da có thể sẽ bị khô, sần sùi, dễ bong tróc. Do đó, sau khi làm sạch da thì chúng ta cần phải cấp ẩm ngay bằng serum, kem dưỡng hoặc bất cứ tinh chất nào phù hợp với từng loại da.
-
Bắt buộc phải chống nắng
Sau khi trị nám bằng laser, điều dễ thấy nhất là làn da bạn trở nên yếu hơn. Da sẽ trở nên nhạy cảm khi tiếp xúc với các yếu tố như ánh nắng và các thiết bị điện tử. Các bạn cần chọn cho mình loại kem chống nắng phù hợp, lành tính, chứa các thành phần tự nhiên, dịu nhẹ và có chỉ số SPF thấp nhất là 30. Các bạn sẽ bôi kem chống nắng khi ra ngoài và kể cả trong nhà. Ngoài kem chống nắng, các bạn có thể che chắn cho da khi ra ngoài bằng cách đội mũ rộng vành, đeo khẩu trang,…
-
Cần chăm sóc từ sâu bên trong nhờ chế độ ăn uống khoa học.
Các bạn cần ăn đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt phải ăn nhiều rau xanh và hoa quả. Một số loại rau củ quả mà bạn nên ăn là: súp lơ, cam, chanh, nho,… Đây là những thực phẩm chứa nhiều thành phần hữu ích như vitamin, chất xơ,… có tác dụng tăng đề kháng cho da. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế tối đa những thực phẩm không tốt cho da mới điều trị nám như hải sản, đồ ăn cay nóng và những chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia,…
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về phương pháp điều trị nám bằng laser. Đây là phương pháp có rất nhiều ưu điểm, hiệu quả đem lại vô cùng rõ ràng và an toàn. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng da của mỗi người sẽ quyết định có nên điều trị bằng laser hay không. Do đó, bạn nên tìm những chuyên gia, y bác sĩ có chuyên môn cao để thăm khám và được tư vấn kĩ càng hơn.